Cách Bón Phân Hiêu Quả Cho Phong Lan
Ở bài viết trước Chúng ta đã biết được những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của cây phong lan cũng như định hình được những loại phân bón sử dụng cho lan (nếu chưa xem bạn có thể xem lại ). Trong bài này, #chợ phân thuốc sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách bón phân hiệu quả cho phong lan.
- Pha phân bón với nước có lẽ là phương pháp tốt nhất để cung cấp dưỡng chất cho cây. Phân bón khi pha với nước sẽ nhanh chóng phân ly thành các ion, khả năng phân tán và thẩm hút rất nhanh. Chính vì vậy, cây trồng có thể hấp thu qua tất cả các bộ phận từ lá, thân cho đến rễ. Nói như thế, không phải là phủ nhận công dụng của các loại phân tan chậm. Bạn có thể dùng nó để bón gốc bổ sung với phân bón dạng lỏng. Khi sử dụng loại phân bón gốc tuyệt đối bón ph 26;n xa gốc, tránh hiện tượng phân tan gây hại cho rễ non của lan.
- Và hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi bón phân cho lan:
- Phong lan là loại cây phát triển chậm nhưng cũng như các loại cây khác, cây phong lan chứa đến 90% nước. Vì lý do này, phong lan không đòi hỏi lượng phân bón lớn. Có thể bón phân cho lan ở bất kỳ độ tuổi nào, cây con trồng từ hạt giống và nhân giống cho đến cây trưởng thành. Tuy nhiên cây lan chỉ hấp thụ phân khi cây thật sự phát triển.
- Chúng ta có thể bón phân theo 4 giai đoạn với nguyên tắc như sau:
- lan mới ra hoa hoặc đang ở giai đoạn sinh trưởng thì thành phần đạm (N) rất quan trọng, cần thiết hơn Kali (K) và Lân (P). Thời kỳ này rễ phát triển cùng với các cấu trúc của tế bào thực vật nên rất cần đạm (N). Vì vậy thời kỳ này nên chọn các loại phân có tỉ lệ đạm (N) cao như
- ở giai đoạn này cây đã bước qua giai đoạn cây con, đến giai đoạn trưởng thành thì cần bón phân với hàm lượng cân bằng đạm, lân, kali như, giúp cây cứng cáp, phát triển đồng đều.
- lúc này nếu bón thừa đạm (N) sẽ kìm hãm sự hình thành mầm hoa. Cho nên cần một công thức ít đạm nhiều lân và kali ví dụ như , giúp cây hình thành ra hoa, hoa đẹp.
- khi việc tưới nước hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn thì việc bón phân cũng giống như vậy. Hoặc nếu có thì chỉ nên thực hiện 1 lần trên 1 tháng. Tương đương với tình trạng cây bị bệnh, mất rễ thì ta cũng không bón phân. Vì trong giai đoạn mùa nghỉ cây không hấp thụ phân bón, nếu bạn tiếp tục bón phân chỉ làm hư giá thể và làm hư rễ non khi cây nảy mầm do phân còn ứ đọng.
- Thời điểm tưới phân cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ phân bón. Bạn có thể tưới phân vào buổi sáng sớm hay chiều mát, nhưng tuyệt đối không tưới vào buổi trưa.
- Tại sao Chúng ta lại nhắc đến vấn đề hiệu quả kinh tế khi bón phân cho lan? Phong lan hấp thu phân bón qua tất cả các bộ phận thân, lá cho đến rễ. Vì vậy để lan hấp thu được nhiều phân nhất thì một số người có tư tưởng cứ tưới thực đẫm, thật ướt thì được. Nhưng lan hấp thụ phân bón một cách từ từ, chậm rãi chứ không ồ ạt. Chính điều này đã gây nên sự thất thoát phân đáng kể, ảnh hưởng đến kinh tế mà không đem lại hiệu quả cao. Tưới quá nhiều phân còn làm tích tụ phân ở giá thể cung cấp thức ăn cho nấm, các vi sinh vật có hại cho lan.
- Trước khi tưới phân, bạn nên tưới nước trước một lượt như hằng ngày, sau đó quay lại tưới phân với hàm lượng vừa phải cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước. Cách này sẽ làm ẩm ướt giá thể trước, sau đó rễ lan sẽ dễ dàng hấp thụ phân khi tưới vào, không bị chảy tuột đi. Làm như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một nữa phân so với cách bón trước kia mà hiệu quả đem lại cực tốt cho cây lan.
- Số lần tưới phân trong tuần, trong tháng cũng rất quan trọng, tùy theo điều kiện thời tiết, tình trạng cây mà bạn có thể điều chỉnh số lần tươi.
- Phong lan hấp thụ phân bón qua rễ và lá, vì vậy bạn phải thật thận trọng khi sử dụng phân bón cho lan. Đặc biệt, đối với người chơi lan, khi sử dụng phân bón chỉ nên sử dụng 1/2 nồng độ ghi trên bao bì của sản phẩm. Tránh tình trạng nôn nóng mà phun quá liều làm cháy lá, cháy rễ, sốc phân. Trong trường hợp bị nặng lan có thể không phục hồi lại được và dẫn đến chết hoặc sống mà không phát triển.
- Mẹo tăng liều lượng phân bón cho cây, ví dụ lần 1 bạn pha 1g/2L nước thì lần 2 bạn pha 1g/1,5L nước, lần 3 bạn pha 1g/1L nước, cách pha phân như vậy rất an toàn cho cây, giúp cây thích nghi dần với phân bón, tránh được hiện tượng sốc phân
Xin chào! Và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!!!