4 Kỹ Thuật Nhân Giống Xương Rồng Bát Tiên

Nếu chỉ gieo hột với số lượng ít thì ta dùng loại chậu to, đổ đầy đất vào mà gieo. Nếu gieo với số lượng nhiều hột thì nên làm líp để ương. Đất líp phải được cuốc xới kỹ, nhặt nhạnh hết các tạp chất cũng như cỏ dại. Rồi dùng phân chuồng hoai mục bón lót cho đất đủ chất dinh dưỡng và tơi xốp. Dùng vòi sen tưới ẩm đất, moi lỗ cạn với khoảng cách chừng mười lăm phân để đặt hột giống xuống ...

Hột giống Xương rồng Bát Tiên do có vỏ dày nên nảy mầm chậm. Phải chờ một tuần rưỡi đến hai tuần mầm cây mới lú lên.

Trong thời gian chờ hột giống bên dưới nảy mầm mỗi ngày ta phải siêng tưới sơ sơ đôi ba lần cho đất đủ ẩm, để hột mau nảy mầm. Nếu đất líp quá khô do không tưới, hột giống có thể nằm im dưới đất và thúi mục. Vì vậy việc tưới nước rất quan trọng trong giai đoạn này.

Cây con mọc lên rất yếu, dễ bị ngã đổ. Ta nên nhẹ tay chèn gốc để giúp cây đứng vững. Tốt hơn hết, ta nên rắc lên líp ương một lớp đất mịn dày chừng vài phân để giữ chắc gốc cho cây non

Vài tuần, sau khi trồng vào chậu, ta có thể bón thúc phân NPK, lần đầu liều lượng ít, nhưng những kỳ sau lượng phân sẽ tăng dần lên ...

2. Cách chiết cây

Dùng dao bén cắt rời một khoanh vỏ có chiều dài độ vài ba phân nơi mình định chiết. Sau đó, chờ vết cắt khô nhựa rồi dùng xơ dừa xé nhỏ hoặc rễ lục bình rửa sạch vắt khô nước để bó lại quanh vết cắt. Bên ngoài dùng bao ny lông quấn chặt, chờ ngày bầu chiết ra rễ mới cắt ra trồng.

Còn một cách khác, ta dùng dao bén vạt chéo hình miệng bát một bên thân cành hay một bên thân cây, nơi định chiết. Sau đó, cũng chờ vết cắt khô nhựa rồi mới bó bầu treo cách trên.

3. Cách tháp ghép

Chọn một cây đang sính trưởng tôt không già quá mà cũng không non quá.

Cành ghép:

Nên chọn cành ghép từ những cây giống mới, có những ưu điểm đang được nhiều người đánh giá cao như: sai hoa, hoa lớn, màu sắc đẹp, sống khỏe

Tốt hơn hết nên chọn cành ghép có tiết diện bằng với gốc ghép để sau này vết ghép được liền lặn, phẳng phiu. Chiều dài cành ghép không nên quá dài, khoảng mười phân là vừa.

Dùng kéo bén cắt hết gai chung quan đoạn ghép của cả gốc ghép lẫn cành ghép. Sau đó dùng chỉ ràng chặt lại, hoặc dùng dây ny lông cột quanh cho chắc.

4. Cách giâm cành

Đối với kiểng Xương rồng Bát Tiên, cách giâm cành là cách dễ thực hiện nhất, nhưng cũng đòi hỏi người trồng phải biết sơ qua vài điều sau đây:

- Cành giâm không quá non mà cũng không được quá già. Vì cành quá non rất dễ bị thối khi gặp môi trường ẩm, còn cành quá già thì cạn nhựa, có sống được cũng ương yếu, không phát triển mạnh được.

- Trước khi giâm xuống đất phải chờ vết cắt khô nhựa.

- Giâm cành xong phải để chậu vào nơi thoáng mát một thời gian để chờ cây mọc rễ mới cho tiếp xúc với ánh nắng dần dần ...Cây mọc rễ là khi cành giâm bắt đầu ra chồi non.

- Trong thời gian cây chưa ra rễ, không được tưới nước. Chỉ trừ trường hợp đất trong chậu quá khô, không đủ ẩm mới tưới sương sương chút ít giúp đất đủ ẩm mà thôi.

Giâm cành có nhiều cách, nhưng thường có hai cách sau đây được nhiều nghệ nhân hoa kiểng áp dụng:

Cách thứ nhất:

Dùng dao bén, lưỡi mỏng cắt rời chồi con ở nách lá của cây Xương rồng Bát Tiên mẹ. Nên cắt ở phần sát thân cây, vì đoạn này già nhất, vết cắt cần phải ngọt, không giập nát.

Nên đem đoạn chồi (cành) này vào nơi râm mát chờ khô nhựa, tức là khô mặt cắt, rồi mới đem giâm xuống đất ẩm, giống như cách trồng cây bình thường vậy. Nên dùng que nhỏ để chống cành đứng thẳng. Đem chậu vào nơi thoáng mát độ mươi ngày, và thời gian này không nên tưới nước, cành sẽ ra rễ trở thành một cây mới. Lúc này nếu muốn ta có thể bứng trồng nơi khác được. Có điều phải bứng cẩn thận, tránh làm đứt rễ non.

Cách thứ hai:

Cách này cũng chờ cho chồi (hay cành) khô nhựa, sau đó nhúng đoạn gốc (khoảng vài phân) vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ (như Rootone chẳng hạn) rồi đem giâm vào đất. Mọi việc kế tiếp vẫn làm như trên.

Cách thứ hai vừa được trình bày, thời gian mọc rễ của cành nhanh hơn cách thứ nhất, vì nhờ có thuốc kích thích ra rễ hỗ trợ. Loại thuốc kích thích ra rễ, hiện nay ngoài thị trường có bày bán rất nhiều loại, đều dùng được.

Xương rồng Bát Tiên ta không những chỉ giâm chồi (cành) mà có thể giâm cả thân cây (tức phần ngọn của thân). Nếu phần ngọn chưa già, cắt đem giâm cũng ra rễ. Tất nhiên đoạn thân còn lại, sau khi vết cắt khô mặt, vẫn có khả năng nảy ra nhiều chồi mới. Có điều trong mấy ngày đầu ta không nên tưới nước hoặc để nước mưa làm ướt vết cắt. Vi khuẩn sẽ có cơ hội tốt để xâm nhập làm hư thối nơi đó. Có thể dùng bao ny lông che phủ tạm đôi ba ngày c ũng tốt ...

Next Post Previous Post