Trồng Rau Sạch Bằng… Chất Thải
Hai sinh viên Nguyễn Hữu Huy Hào, đang học năm 3, chuyên ngành Xử lý môi trường, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ và Phan Hồng Mức, năm 3 chuyên ngành Kinh tế, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ đã vượt qua 200 dự án khác trong khu vực ĐBSCL để đoạt giải nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp" do dự án SIMVA tổ chức. Ngoài ra, nhóm của Huy Hào và Hồng Mức cũng vinh dự đại diện cho ĐBSCL tham dự và lọt vào vòng chung khảo toàn quốc cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp si nh viên" lần thứ nhất do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, sẽ diễn ra vào tháng 3/2024 tại Hà Nội.
Nguyễn Hữu Huy Hào cho biết, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là từ các nhà máy thủy sản ở Cà Mau, Bạc Liêu. "Ngay từ những năm học phổ thông khi còn học chung tụi em đã nảy ra ý tưởng này và quyết tâm phải làm ra cái gì đó để hạn chế ô nhiễm", Hào nói.
Hào kể, đầu năm 2024 trong quá trình thực hiện thí nghiệm với các thầy cô trong khoa về việc xử lý nước thải chế biến thủy sản và nhận thấy, lượng bùn thải sau xử lý nước bị bỏ không. Vì thế, em hỏi các thầy cô bùn thải này có chứa thành phần như thế nào? Sau khi thầy cô phân tích và cho biết, bùn thải chứa rất nhiều hữu cơ, quá trình này chủ yếu là xử lý vi sinh, hoàn toàn không có hóa chất hoặc kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý một cách triệ t để thì chính lượng bùn thải này sẽ gây ô nhiễm đất, điều mà trước nay đang diễn ra và ít người quan tâm. Từ đó, em nảy sinh ý tưởng tận dụng để xử lý lại phục vụ nông nghiệp. "Tại sao bùn thải tốt có lợi cho cây trồng, đặc biệt là rau sạch và hoa kiểng như vậy lại bỏ đi. Như thế, có phải chính các Cty chế biến thủy sản họ vô tình bỏ đi nguồn lợi mà không tái chế để trở thành một sản phẩm hoàn thiện hơn", Hào bộc bạch.
Theo lời Hào, lượng bùn hoạt tính sau khi lắng có chứa nhiều chất hữu cơ rất tốt để làm giá thể cộng với than hoặc "dớ tảo" để trồng hoa lan, rau sạch. Hào cho biết thêm, sau khi thực hành, em tìm hiểu các tài liệu và tư liệu trên mạng hoặc qua thư viện của khoa và chuyên ngành môi trường thì hầu như chưa có quy trình cũng như sản phẩm bùn vi sinh được chiết xuất từ bùn thải.
Phan Hồng Mức cho biết thêm, hiện các nhà máy chế biến thủy sản xả ra một lượng nước thải có chứa rất nhiều hữu cơ có lợi cho cây trồng. Các sản phẩm sau khi xử lý như bùn thải chưa được xử lý và quản lý đúng cách gây ảnh hưởng đến môi trường. Theo Mức, ý tưởng "Sử dụng bùn vi sinh thu được trong quá trình xử lý nước thải từ công ty chế biến thủy sản để trồng rau sạch và hoa kiểng" sẽ giảm thiểu tối đa mức độ độc hại từ nước th 7843;i. Đặc biệt là tạo nguồn thu từ phụ phẩm của quá trình xử lý nước thải.
Hiện tại, sản phẩm bùn vi sinh của Hào và Mức đã có mặt ở nhiều trang trại, cơ sở cũng như nông hộ trồng rau sạch và hoa kiểng ở Cần Thơ và một số địa phương trong vùng ĐBSCL. Anh Nguyễn Văn Phong, chủ cơ sở sản xuất rau sạch trên đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đang thử nghiệm sản phẩm bùn vi sinh của nhóm em Hào cho biết, đang thử nghiệm trồng trên 2 dòng sản phẩm là rau và cà chua mới nhập từ Hà Lan.
"Hiện cây phát triển tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thời gian tới có kết quả cao sẽ ứng dụng rộng trên toàn trang trại", anh Phong nói. Anh Nguyễn Trí Thành, ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ cũng đang sử dụng sản phẩm bùn vi sinh để trồng rau sạch phục vụ nhu cầu hằng ngày của gia đình. Anh cho biết, từ khi trồng đến nay được hơn tháng, rau phát triển tốt, không bị héo. Hơn nữa, tỷ lệ đạm trong bùn cao hơn đất bình thường khoảng 3 - 4 lần, giúp cây phát tri 875;n tốt, giúp giảm chi phí đầu tư phân bón.
Hào cho biết, sau khi lấy mẫu đất đi phân tích ở trường Đại học Nông Lâm TPHCM về hàm lượng đạm, lân, kali thì cho thấy tỷ lệ cao hơn đất thông thường nhiều lần. Hơn nữa, phần chủng men ủ của bùn vi sinh giúp kích thích hạt phát triển. Ngoài ra, sẽ còn hạn chế một số loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp kiêm Giám đốc Vườn ươm khởi nghiệp trường Đại học Cần Thơ đánh giá, ý tưởng này có tiềm năng về giá trị thương mại cũng như có ích về môi trường. "Nếu tận dụng tốt, tối đa giá trị của bùn thải thì không chỉ giúp ngành nông nghiệp phát triển mà còn giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đất", ông Khôi nói.
Anh Huỳnh Thái Nguyên, Phó Bí thư Thành Đoàn kiêm Chủ tịch Hội LHTN thành phố Cần Thơ cho biết, từ nhu cầu xử lý ô nhiễm môi trường, hai em sinh viên đã vận dụng và biến nó thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao cho ĐBSCL. Anh Nguyên cho biết, trong thời gian tới, ngoài sự khuyến khích, động viên các mô hình khởi nghiệp, điển hình như mô hình của em Hào và Mức thì Thành Đoàn còn phối hợp với các nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ cho các ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên trên toàn thành phố phát triển.
PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp kiêm Giám đốc Vườn ươm khởi nghiệp trường Đại học Cần Thơ đánh giá, ý tưởng này có tiềm năng về giá trị thương mại cũng như có ích về môi trường.
Hòa Hội