Phân Bón Dâu Tây Loại Nào Tốt? Cách Bón Phân Cho Dâu Tây Hiệu Quả Nhất

Hiện nay, việc trồng dâu tây không còn là công việc khó khăn bởi có sự hỗ trợ của các loại phân chăm bón nhiều dinh dưỡng. Trong số đó phổ biến nhất là các loại phân bón NPK, phân hữu cơ và các phân bón trung vi lượng khác.

Phân bón hữu cơ có chứa nhiều loại dinh dưỡng đa dạng có nguồn gốc hữu cơ và các dinh dưỡng trung vi lượng khác. Điểm đặc biệt của phân bón là dinh dưỡng đa dạng, hiệu quả lâu dài và rất có lợi cho cây cũng như đất trồng. Sử dụng phân hữu cơ thường sẽ giúp đảm bảo từ 20 - 10% lượng mùn trong đất, điều này rất thích hợp cho việc trồng cây dâu tây.

Phân bón hữu cơ có thể chọn từ nhiều nguồn khác nhau, bạn có thể chọn các loại phân chuồng (Phân thải của các loại vật nuôi) đã được ủ hoai, tận dụng hữu cơ từ rác thải nhà bếp, chế biến từ than bùn...Tuy nhiên, những loại phân hữu cơ tự chế này cần được ủ kỹ, xử lý nấm bệnh để tránh lây lan sâu bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các loại phân bón hữu cơ có sẵn như:

  • Đạm cá hồi hữu cơ gói 700g dùng cho rau màu, cây ăn quả
  • Phân gà hữu cơ Dynamic 3-4-3 cải tạo đất hiệu quả
  • Phân bón hữu cơ Phúc Lâm Green 1kg
  • Phân bón hữu cơ Voi Xanh MTX 2kg cho hoa cây cảnh
  • Phân bón hữu cơ sinh học Đầu Trâu HCMK 6 Bio Green 2kg
  • Phân gà hữu cơ vi sinh Green Life

Và rất nhiều loại phân bón hữu cơ khác có trên thị trường hiện nay.

Phân bón NPK là loại phân bón hỗn hợp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu nhất mà cây trồng cần có để phát triển khỏe mạnh và ra hoa, đậu quả. Đặc biệt đối với cây dâu tây, phân bón NPK sẽ giúp cây dâu phát triển toàn diện:

  • Thành phần đạm: Hỗ trợ cây sản sinh nhiều lá quang hợp trong thời kỳ phát triển định hình cây. Vì vậy khi trồng dâu tây cần chú ý đến màu sắc lá của cây để đảm bảo chúng khỏe mạnh.
  • Thành phần lân: Giúp cây trồng phát triển bộ rễ và ra ngó cho cây dâu, ngoài ra đây cũng là thành phần không thể thiếu ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây.
  • Thành phần Kali sẽ ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh, tăng cường khả năng quang hợp cho cây đồng thời năng suất và chất lượng quả dâu.
  • Thành phần Canxi, Bo, Magiê trong NPK cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quả dâu. Yếu tố canxi còn tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và hạn chế các bệnh sinh lý trên quả.
  • Thành phần Bo sẽ giúp cây dâu phân hóa mầm hoa, tăng khả năng đậu hoa, từ đó nâng cao chất lượng quả.

Như vậy, phân bón NPK với đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp cây dâu sinh trưởng mạnh, tăng khả năng ra lá, bung hoa và đậu quả. Ngoài ra, phân bón sẽ tăng sức đề kháng cho cây, cải thiện độ phì nhiêu của đất, quả dâu to, chín đỏ mọng.

Theo các nhà nghiên cứu về nông nghiệp, bón phân cho cây không chú trọng nhiều mà chú trọng cân đối các thành phần "đa, trung, vi lượng". Thông thường các phân bón hỗ hợp như NPK cũng chứa các yếu tố trung vi lượng. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn các loại phân bón không chứa những yếu tố này thì nên bổ sung thêm.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón trung vi lượng như Phân bón gốc RAPID NEREO 250ml bổ sung dinh dưỡng đa, trung, vi lượng; Phân bón sunphat đồng cung cấp vi lượng cho cây...

Việc chăm bón phân cho cây dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số lượng dâu tây cần chăm sóc, tuổi cây dâu cũng như loại phân bón cần sử dụng.

Nếu sử dụng phân bón đơn cho cây dâu tây, bạn nên chia ra mỗi đợt bón phân định kỳ để bón: 08 kg kali sunphat, 10 kg ure và 06 kg supper lân để thay thế phân hỗn hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun định kỳ qua lá. Phân bón trung vi lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 01 lần.

Bạn nên lựa chọn nguyên tắc bón phân ít và bón nhiều lần trong năm. Lượng phân bón đơn nên chia định kỳ như hướng dẫn ở trên và có thể thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây như cây con, cây đang sinh trưởng, giai đoạn ra lá, trổ hoa, đậu quả...

Trong trường hợp bạn trồng dâu tại vườn nhà, vườn cây trên sân thượng... có thể lựa chọn các gói phân bón nhỏ hoặc theo các combo được các cửa hàng phân chia sẵn. Một trong những bộ sản phẩm phân bón phù hợp nhất cho dâu tây trồng ở quy mô nhỏ là kali trắng + phân bón kích ra hoa đậu quả + phân bón vi lượng và canxibo. Ngoài ra, vào giai đoạn đầu cần chăm bón bổ sung cho cây phát triển, chúng ta có thể sử dụng GA3+Lân+kích thích ra mầm+kích thích ra rễ. Phân bón dạng gói nhỏ ; dễ sử dụng.

Ngoài phân bón đơn thì để việc chăm sóc cây dâu tây dễ dàng hơn, chúng ta có thể sử dụng phân bón NPK. Thời điểm bón phân có thể tham khảo theo quy trình phía trên. Về các bước tiến hành bón phân, chúng ta có thể theo trình tự cơ bản như sau:

  • Đợt 1: Sử dụng dụng cụ làm tới đất trên luống trồng, sau đó bới đất ở hai bên luống, độ sâu khoảng 20cm, rải vôi bột xuống rồi phơi đất từ 5 - 7 ngày. Sau đó, rải đều 15kg phân NPK xuống, lấp đất và bắt đầu trồng cây dâu con. (Lưu ý: Luống đất trồng dâu cần được rắc vôi để khử khuẩn, làm sạch đất trước khi trồng).
  • Đợt 2: Sau khi trồng cây từ 2 đến 3 tháng, tiến hành bới đất ở một bên luống thành rãnh sâu 10cm. Sau đó rải đều 10kg phân bón sau đó lấp đất lại.
  • Đợt 3: Cách thời gian bón phân đợt 2 từ 2-2.5 tháng, tiến hành các bước tương tự nhưng ở bên còn lại.
  • Đợt 4: sau 2 tháng, tiến hành rạch đất bên luống và bón từ 10-20kg NPK giống như đợt 2. Số lượng phân tùy thuộc vào chất lượng đất cũng như sự phát triển của cây dâu.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, hãy chọn loại phân bón NPK có thể tan hoàn toàn trong nước và tiến hành hòa tan vào hệ thống tưới nước thường kỳ. Nên bón phân định kỳ từ 2 -3 tháng một lần hoặc tùy theo hàm lượng dinh dưỡng có trong phân bón để lựa chọn thời gian tưới phù hợp.

rất đa dạng và nhiều chủng loại. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phân bón phù hợp với điều kiện trồng cây của mình. Tuy nhiên, để cây dâu tây sai hoa đậu quả, hãy chọn phân bón chất lượng tại My Garden. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp miễn phí!

Next Post Previous Post