Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Mít Không Hạt Đạt Năng Suất Cao

Mít không hạt đang là loại mít siêu hot nhất trên thị trường hiện nay, Dòng sản phẩm được ưu chuộng và săn đón nhất trong các dòng mít, kể cả người trồng cây và người có nhu cầu mua. Bởi mít không hạt có mùi vị thơm ngọt nhưng không quá nồng nạc như các dòng mít thông thường, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, khi xẻ ra hoàn toàn không có mủ hay nhựa, đặc biệt tỉ lệ phần ăn được của quả mít lên tới 90%.

Quả mít không hạt có thể dùng để ăn tươi hoặc làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, nước uống,... nên được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Về năng suất thì mỗi quá mít không hạt có trọng lượng từ 9 – 10kg, trái lớn có thể lên tới 15kg/ quả và thời gian trồng chỉ từ 14 – 18 tháng, nếu cây được chăm sóc tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng thì khoảng 10 – 12 tháng đã cho ra trái. Chính vì thế việc lựa chọn trồng giống cây mít không hạt chắc chắn sẽ cho năng suất cao, nguồn thu lớn.

Bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức hiểu biết của mình để bà con có thể hiểu rõ hơn về giống cây mít không hạt. Từ đặc điểm của cây, tới , công dụng của mít không hạt và những lợi ích mà mít không hạt mang lại để bà con có thể nắm khái quát rõ ràng nhất về cây mít. Từ đó có định hướng trồng và chăm sóc đúng cách.

Mít phù hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng, mùa khô cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng.

Mít thuộc loại thân gỗ, có thể cao tới 20m. Nhiều nhánh, ruột cây mềm, lá màu xanh đậm, mọc xen kẽ, bóng láng như da, gân lá màu vàng. Lá đơn, hình trái xoan hay hình trứng ngược, phiến dày, các bộ phận của cây đều có chất dính và nhựa phủ trắng.

Hoa xuất hiện trên những cành có cuống ngắn, mọc trên thân chính hoặc các cành lớn. Mít là hoa đơn tính. Hoa đực nhiều hơn hoa cái, không có cánh hoa, mọc chen nhau, bao phấn nổi lên trên bề mặt hoa. Hoa cái cũng sinh ra từ cụm, mọc sát nhau trên cùng một trục, to hơn hoa đực, mỗi cụm có vài trăm hoa, nhị hoa chẻ đôi. Chỉ có một vài hoa cái thụ phấn và phát triển thành múi mít.

Quả mít thực chất là một cụm các quả gồm nhiều quả con đính trên cùng một trục nạc, được bao kín bởi vỏ quả có gai do các đỉnh hoa dính lại tạo thành. Quả có thể nặng từ 5-10kg, khi quả nhỏ có màu xanh, chín ngả sang màu hơi vàng và có mùi thơm.

Quả mít có nhiều múi, to, dày, mùi thơm đặc trưng, cơm màu vàng cam, thịt mịn, giòn, độ ngọt vừa phải, không có hạt. Khi ăn múi mít ít bị dính tay và miệng, ăn ngon và không chán.

Mít tốt và mọc sum xuê ở vùng giàu chất dinh dưỡng, dù là đất xấu, nhiều sỏi đá nhưng thoát nước tốt vẫn có thể trồng mít, nhưng muốn cây to và sản lượng lớn thì trồng ở đất phù sa thoát nước tốt.

Cách chọn giống mít không hạt tốt nhất là liên hệ tới các đơn vị cung cấp giống cây ăn quả uy tín, khi mua cây giống bà con nên lưu ý cây con giống mít cần khỏe mạnh được tuyển chọn kĩ càng nhằm chọn được những cây con giống có chiều cao và sức khỏe tốt. Cần loại bỏ đi những cây con giống sâu bệnh và còi cọc để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau này.

Thời vụ trồng mít không hạt nên chọn vào đầu mùa mưa tháng 10 đến tháng 12 dương lịch. Mít thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, nhưng không chịu được ngập úng.

Về mật đồ trồng được phân chia làm 2 giai đoạn để đảm bảo cây phát triển tốt và khai thác tối đa khoảng đất trồng của mình.

+ Đất trồng: Cũng như các giống mít khác, mít không hạt thích nghi rộng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,…

+ Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thích hợp 5 m x 5 m hay 6m x 6m.

+ Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn & #273;ất.

+ Trồng cây: Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó nếu có điều kiện bà con nên dùng các loại thuốc diệt Nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài.

+ Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon.

Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho mít ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành phân bố đều, mít không hạt cành thường mọc dày, do vậy việc cắt tỉa cho tán cây thông thoáng cần cần thiết để cây có bộ tán cân đối cành to khỏe, hạn chế sâu Bệnh trú ẩn, việc cắt tỉa nên thực hiện được tiến hành đều đặn 1-2 tháng một lần,…

Phân bón cho mít có thể áp dụng như sau:

+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

+ Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.

+ Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

Mít không hạt là loại mít rất ít khi mắc phải bệnh, tuy nhiên bà con cũng nên chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây để cây có thể phát triển tốt. Về giống mít có một số loại bệnh đặc trưng như sau:

Ngoài ra, cây mít không hat cũng hay bị thối nhũn nhất là ở giai đoạn cây con. Nguyên nhân là do người trồng để đất quá ẩm ướt, rạm rạp nên cây dễ sinh bệnh rồi lây lan nhanh sang các cây khác. Để khắc phục bà con nên đảm bảo cho cây luôn ở độ ẩm vừa phải, trồng thưa tạo sự thông thoáng cho cây phát triển.

Giống mít không hạt cho thời gian chín lâu hơn những giống mít khác. Tuy vậy độ ngon và ngọt cũng vì thế mà vượt trội hơn. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch mất khoảng 5 tháng. Khi chín mít có mùi thơm nhẹ, gai nở to và vỗ có tiếng bồm bộp. Mít khi chín vỏ chuyển sang xanh vàng tươi. Nhẹ nhàng dùng dao cắt ngang cuống rồi bê vào chỗ râm mát bảo quản. Sau khi hái từ cây xuống khỏng 4 ngày sau mít sẽ chín thêm.

Next Post Previous Post