Phần 1: Quy Trình Chăm Sóc Chuối Già Nam Mỹ Trước Khi Trổ Buồng
Loading...
Chuối Cavendish (tên gọi khác là chuối Philipines) ở Việt Nam thường nghe là giống chuối già Nam Mỹ, là một giống chuối có giá trị thương mại cao, từng chiếm tới 47% tổng sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998 – 2000 và là giống chuối chiếm sản lượng chính trên thế giới.
Cây chuối có tên khoa học là (Musa sapientum L.) thuộc họ Musaceae. Thân chính nằm dưới đất là loại cây thân ngầm hay còn gọi là củ, từ thân ngầm đẻ ra nhánh gọi là chồi (con chuối). Các bẹ lá được tạo thành hình trôn ốc quyện chặt lại với nhau tạo thành thân giả. Hoa chuối xuất hiện trên thân giả, giữa bẹ và cuống lá. Mỗi thân giả chỉ mang một hoa (buồng), vòng đời của cây chuối kết thúc sau khi thu hoạch.
Chuối Cavendish cao từ 5m – 6m, buồng có từ 8 - 12 nải, mỗi nải có khoảng 12 - 24 trái. Trái chuối Canvendish lớn, dài, khi chín có mùi thơm, vị ngọt thanh nhẹ.
Chuối Cavendish là giống chuối có giá trị dinh dưỡng cao chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết như Protein, tinh bột chất béo, vitamin A, C, E, B1, B2,… đặc biệt là Pectin – là chất rất có lợi cho đường tiêu hoá chống nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy trong những năm gần đây giống chuối này đã được trồng nhiều tại Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quô 69;c……
Mục đích làm đất trước khi trồng nhằm loại bỏ các tàn dư thực vật, các loại sâu bệnh hại trong đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây sinh trưởng tốt.
- Các bước cần chuẩn bị như sau:
+ Dọn sạch các thực bì trên lô, gom dọn và đốt.
+ Cày lật đất 25-30cm.
+ Tiến hành bón Dolomite rải đều trên mặt đất 2 - 3 tấn/ha tùy thuộc vào độ pH đất.
- Thiết kế lô trồng theo hướng Đông - Tây, nhằm giúp cây hấp thụ ánh sáng mặt trời một cách tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Mật độ trồng thường từ 2.000 – 2.500 cây/ha. Quy cách 2m x 2m; hàng kép (cây cách cây 1,8m, hàng cách hàng 1,5m, kép cách kép 3m),….
- Bố trí hàng: Theo hai kiểu so le hình tam giác hoặc đối diện hình vuông trên ruộng.
- Hố trồng có thể cày rãnh theo hàng độ sâu khoảng 30 - 40cm trồng để tiết kiệm chi phí hoặc cuốc hố 35cm x 35cm để trồng.
* Đối với các khu vực trồng chuối tại ĐBSCL do có mực nước ngầm cao phải tiến hành thiết kế líp trồng.
+ Chiều rộng líp tuỳ theo cách bố trí số hàng trên líp; Mặt líp phải cao hơn mực nước trong mương tối thiểu là 30cm.
+ Khi đào mương lên líp không được đưa tầng sinh phèn hoặc vật liệu sinh phèn lên mặt líp.
+ Mương đào phải đủ rộng để dễ dàng vận chuyển sản phẩm, vật tư và nước tưới trong mùa nắng,…
+ Chiều rộng mương thường rộng bằng 1/3 chiều rộng líp trồng.
Loại giống: Cavendish nuôi cấy mô (chuối già Nam Mỹ).
- Chiều cao cây từ: 20 - 30cm;
- Đường kính thân giả: 2 cm;
- Số lá hoàn thiện: 4 - 6 lá (có ít nhất 2 lá xuất hiện vết tím đặc trưng của giống).
- Lá có màu xanh, không bị úa vàng
- Cây đã được nhử ngoài ánh sáng hoàn toàn: 10 – 15 ngày trước xuất vườn.
- Cây giống không nhiễm sâu bệnh và dị hình.
- Bầu nguyên, không vỡ.
- Đảm bảo tính đồng đều giữa các cây (phân loại trước khi đưa ra trồng)
- Kích thước bầu: đường kính 8 cm, cao 12 cm, có đục lỗ.
- Bón lót trước khi trồng: 5 - 10kg phân chuồng/hố, 300- 500g lân văn điển, 20g Urea, và 20g Kalisulphate. Đảo trộn đều phân với lớp đất mặt để phân không tiếp xúc trực tiếp với rễ cây, hạn chế cháy rễ cây.
- Kỹ thuật trồng
+ Dùng dao rạch túi bầu, tránh làm vỡ bầu;
+ Đặt bầu chuối xuống hố, chỉnh cây đứng thẳng, đúng vị trí trồng, mặt bầu thấp hơn mặt đất từ 3- 5cm (trước khi lấp đất nên nhắm cây thẳng hàng với những cây đã trồng trước).
+ Lấp đất và dùng tay nén chặt đất quanh bầu chuối. Không nén mặt trên của bầu, không tạo thành vũng xung quanh cây để tránh bị đọng nước.
+ Sau khi trồng xong, tưới cho cây. Vào mùa khô cần tưới đẫm khi việc trồng chuối kết thúc.
+ Đối với chuối trồng trên đất líp phải cách bờ mương 1-1,2m (vì những vụ sau chuối con có thể tiến về phía mương nên cần đủ đất cho cây phát triển).
+ Trồng lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt.
Cây con sau khi trồng 2 - 3 tuần thì tiến hành trồng dặm; tỷ lệ cây chết thông thường dao động từ 2% - 5%; để vườn chuối có độ đồng đều cao, thuận tiện cho chăm sóc thì nên tiến hành trồng dặm sớm.
Cây đem trồng dặm phải có tuổi bằng tuổi cây con đã trồng mới.
Đơn vị tính: gr/cây
Tháng 1
35
25
10
10
5
Tháng 2
60
45
Tháng 3
60
40
45
10
5
Tháng 4
50
40
70
50
10
Tháng 5
60
80
50
10
5
Tháng 6
60
100
10
Tháng 7
70
60
10
Tháng 8
70
60
Tháng 9
60
60
- Giai đoạn từ 1 - 4 tuần: 5 lít/ngày/cây, tưới liên tục 30 ngày hoặc 10 lít/2 ngày/lần/cây.
- Giai đoạn sau 4 tuần: 15 - 20 lít/ngày/cây, tưới 2 ngày/lần.
- Lượng nước tưới tùy theo điều kiện thời tiết, nhưng độ ẩm phải luôn duy trì từ 65 - 75%.
- Tạo thông thoáng, giảm nguy cơ phát sinh và lây lan bệnh trong vườn.
- Cắt bỏ lá già, lá bệnh, lá bị gãy, lá khô; lá có nguy cơ va quệt vào buồng chuối;
- Để từ 8 - 10 lá hoạt động trên cây;
- Các lá bị bệnh hại phải đem ra khỏi vườn tiêu hủy.
- Mục đích: Tập trung dinh dưỡng nuôi cây mẹ, tạo sự đồng đều cho các lứa thu hoạch sau. Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ mạnh, cách xa gốc mẹ, mỗi chồi con cách nhau bốn tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa.
- Nguyên tắc chọn và để chồi:
+ Các chồi phải đồng đều trong lô trồng;
+ Chồi kiếm, khỏe mạnh (chồi nước cần loại bỏ);
+ Các chồi nằm trên đường thẳng của hàng trồng hoặc không nằm cùng phía với vị trí cây mẹ trổ buồng.
+ Chồi con trên hàng trồng phải để cùng về một phía. (còn tiếp)