Kỹ Thuật Trồng Cây Thảo Quả
Vườn tược- Cây trồng
-Tên thường dùng: Thảo quả.
-Tên khác: Tò ho, May mắc bâu.
-Tên khoa học: Amomum tso-ko Grenv et Lem, Amomum medium Lour, Amomum costatum Benth.
-Họ thực vật: Gừng (Zingiberaceae).
Giá trị kinh tế của cây Thảo quả
-Thảo quả cũng còn là tên gọi, quả chín được phơi hay sấy khô và là sản phẩm thương mại chính của cây Thảo quả.
-Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1-1,5%, vị cay, dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá và còn được dùng trong sản xuất bánh kẹo.
-Thảo quả là một loại được liệu được dùng để chữa bệnh đau bụng, đầy trướng, đau ngực, ỉa chảy, lách to, nôn mửa giải độc, chữa ho, hôi miệng, đau răng, viêm lợi và trị cả bệnh sốt rét.
-Do vậy Thảo quả từ lâu đời cho đến nay được sử dụng nhiều trong nước và cũng là loại sản phẩm xuất khẩu có nhiều giá trị.
Đặc điểm hình thái Thảo quả
-Thân thảo, sống lâu năm, cao 2-3m. Thân rễ mọc ngang có nhiều đốt, đường kính to tới 3-4cm, lõi màu trắng, phía ngoài màu phớt hồng, mập mạp, có mùi thơm.
-Lá mọc so le theo thân cây, có cuống hoặc không, bẹ lá có phiến dọc, phiến lá dài 50-60cm, nhẵn bóng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, mép nguyên.
-Hoa tự mọc thành bông từ gốc, dài 15-20cm, hoa đơn có cánh màu đỏ. Mỗi bông sẽ phát triển thành chùm quả gồm 10-25 quả. Khi chín, quả có màu đỏ tím, đường kính 2-3cm, dài 3-4cm. Vỏ dày 4-5mm, lúc tươi mặt ngoài nhẵn bóng, khi chín bị nhăn nheo lại.
-Qủa hình trứng có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 6-7 hạt. Hạt có áo hạt và mùi thơm, hình tháp dẹt. Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 8-12.
Đặc tính sinh thái cây Thảo quả
-Phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ấm, ẩm ướt, cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm từ 15-20 độ C, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, chịu được tuyết và băng giá. Ở độ cao 1000-2000m so với mực nước biển.
-Thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, nhiều mùn, giàu đạm, xốp, ít chua, thành phần cơ giới trung bình, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, gần khe suối ẩm mốc quanh năm.
-Không ưa đất sét nựng hoặc đất cát nhẹ. Năm nào mưa ít, khí hậu khô hạn kéo dài, năm đó sẽ bị mất mùa quả.
-Cây chịu bóng, luôn cần có tán che 0,3-0,7 nhưng sinh trưởng và phát triển tootsn hất là dưới tán rừng thưa có độ tàn che 0,3-0,4; ở nơi trống trải, nắng chíu lá bị vàng và chết.
-Mọc hoang và cũng được gây trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam, và các tỉnh vùng biên giới Việt Trung như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.
-Trước đây ở nước ta Thảo quả cũng được gây trồng với diện tích lớn, khoảng 700-800ha thu hoạch được chừng 500 tấn mỗi năm, nhiều nhất là ở Thanh Thủy, Bảo Lạc, Hoàng Xu phì nhiêu (Hà Giang), Sapa, Bát xát (Lào Cai), phong thổ, Sình hồ (Lai Châu), hiện nay, hàng năm cũng sản xuất được khoảng 300 tấn, riêng Lào Cai có tới 200 tấn Thảo quả khô/năm. Oử huyện Phong Thổ-Lai Châu, nhân dân đã phong nuôi bảo vệ và phát triển được 200ha dưới tán rừng dẻ.
Kỹ thuật gây trồng cây Thảo quả
-Độ cao từ 800-900m trở lên, tốt nhất là từ 1000-1500m so với mực nước biển.
-Khí hậu ẩm mát quanh năm: Nhiệt độ bình quân năm: 15-20 độ C. Lượng mưa: Trên 2000mm. Độ ẩm không khí trên 70-80%.
-Đất đai: Tơi xốp, giàu mùn, đạm, kali. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ. Đất mát ẩm, thoát nước, độ pH 5-6. Tầng đất sâu dày trên 50-60cm.
-Thực bì: dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 0,3-0,7, tốt nhất là từ 0,4-0,5.
Nguồn giống:
-Chọn cây mẹ 1-2 tuổi, cây trưởng thành trong các bụi đã ra hoa, có quả sai và to để lấy thân ngầm hoặc thu hái quả lấy hạt làm giống.
-Giống bằng thân ngầm: Đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm, đường kính từ 2,7-5cm, có 2-3 mắt còn tươi, chặt bỏ phần thân khí sinh dưới ngọn chỉ để lại đoạn dài 35-45cm ở sát gốc.
-Giống bằng hạt: Cuối tháng 11-12 khi Thảo quả đã chín thành thục, thu hái quả to, chín đỏ thẫm, cho vào nước sạch, chà xát để tách vỏ, rửa sạch lớp áo hạt, hong phơi hạt khô, tốt nhất là đem gieo ngay.
-Nếu chưa gieo trồng hom thân ngầm hoặc hạt phải bảo quản trong cát ẩm nơi thông thoáng nhưng thời gian cất trữ không quá 3-4 tháng.
Tạo cây con từ hạt
-Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 8 giờ, vớt ra để ráo nước, cho vào cát hoặc túi vải tưới đẫm nước, ử cho đến khi hạt đứt nanh đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.
-Luống gieo phải được làm đất kỹ, bón lót 3-4kg phân chuống hoai cho 1m vuông mặt luống, luống có kích cỡ rộng 1m, dài 5-10m, cao 15-20cm, rãnh giữa 2 luống rộng 35-40cm.
-Cự ly gieo hạt 10x20cm, gieo xong phủ đất mịn kín hạt và tưới đủ ẩm hàng ngày cho cây.
-Phải làm làn che bằng phiên nứa hoặc cắm ràng đảm bảo cây có độ che bóng 70-80% trong suốt thời gian gieo ươm, thường xuyên làm cỏ xới đất cho cây con.
-Tiêu chuẩn cây con: Tuổi 12-18 tháng, cao 60-80cm, sinh lực tốt, không bị sâu bệnh.
Thời vụ trồng:
-Trồng bằng hom thân ngầm vào tháng 4 lúc này cây nhẹ chưa ra hoa, hàm lượng nước trong thân ít.
-Trồng bằng cây con rễ trần từ tháng 4-9 vào ngày mưa, râm mát, độ ẩm đất và không khí cao.
-Xử lý thực bì: Phát luỗng thảm tươi dây leo, bụi rậm dưới tán rừng, băm nhỏ rải đều trên mặt đất để phòng phân hủy.
-Dẫy phát cây cỏ cục bộ quanh hố trồng đường kính rộng 0,8-1,0m.
-Làm đất cục bộ theo hố, kích cỡ hố đào 40x40x40cm.
-Mật độ 2900c/ha hay 2000c/ha hoặc 1650c/ha.
Cách trồng:
-Trồng bằng hom thân ngầm, đặt cây đứng giữa hố những hom phải nằm nghiêng 1 gốc 25-30 độ so với mặt đất, lắp đất, dặm chặt.
-Trồng bằng cây con rễ trần, đặt cây con giữa hố, lắp đất dặm chặt.
-Sau khi dặm chặt vào đất vụn tiếp tục lắp đất cao hơn miệng hố 4-5cm.
-Cây trồng cách gốc cây gỗ trong rừng khoảng 0,7m.
Chăm sóc:
-Mỗi năm chăm sóc 2-3 lần, phát bỏ cây cỏ xâm lấn, dây leo bụi rậm, xới xáo đất quanh gốc đường kính 1m. Thời gian chăm sóc vào các tháng 4,7 và 10.
-Kết hợp chăm sóc lần cuối trong năm saukhi thu hoạch quả bón thúc cho mỗi gốc 1-2kg phân chuồng hoai, trộn với 2% phân NPK hoặc 200-300g phân hữu cơ vi sinh cho 1 cây hoặc 50g dung dịch dinh dưỡng thủy canh dạng bột
Thu hoạch chế biến Thảo quả
-Sau khi trồng đến năm thữ 3 bắt đầu ra hoa kết quả, năm thứ 4 cây bắt đầu sai quả, từ năm thứ 6 trở đi thì cây cho nhiều quả.
-Vào khoảng tháng 10, khi vỏ quả bắt đầu ngả thành màu đỏ, chưa bị nứt và bắt đầu thu hái, thu hái chậm quả đã bị nứt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng. Qủa hái về phơi trên thên thưa và sấy nhẹ lửa 3-4 ngày đêm cho tới khi vỏ quả nhăn lại thành các vết dọc và có 1 lớp phấn trắng phủ bên ngoài là quả đã khô. Không nên sấy ở nhiệt độ quá cao vỏ bị sém lửa nhưng nhăn lại chưa khô, dễ bị vỡ vụn và mất mùi thơm làm giảm giá trị sản ph& #7849;m.
-Có thể quả hái về bỏ vào nước sôi 2-3 phút, vớt ra đem phơi nắng hoặc sấy khô, làm như vậy quả có màu đẹp, tươi, sau khi sấy hoặc phơi khô cũng có thể đập bể vỏ ngoài chỉ lấy hạt đem bán luôn.
-Một kg quả khô có 250-280 quả, cho vào túi ni lông, bịt kín để nơi khô ráo thoáng mát, khi dùng mới tách vỏ lấy hạt để có mùi thơm.
-Những năm trước ở thị trường trong nước giá Thảo quả khô từ 3500-4000 đ/kg nhưng năm 1999 tăng vọt lên tới 25000-30000đ/kg do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.