Hướng Dẫn Quy Trình Trồng Và Bón Phân Cho Cây Dứa

là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là khi kỹ thuật làm dứa hộp phát triển (cuối thế kỷ 19). Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng đều mỗi năm (hàng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn). Là loại quả có giá trị dinh dưỡng khá cáo: trung bình từ 8 đến 12% hàm lượng đường (66 % đường dạng xacarô và 34 % dN 41;ng glucô), độ axít khoảng 0,6 % (trong đó 87% la axít citric), Vitamin C (24 – 28mg/100g), thành phần tro từ 0,4-0,6 % trọng lượng (chủ yếu là kali, magiê và canxi). Ngoài ra trong dứa còn có một loại men Bromêlin có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hóa protít. Một cốc nước dứa (khoảng 150 ml) có thể cung cấp cho cơ thể tới 150 calo và 01 kg quả dứa có thể cung cấp tới 420 calo.

Dứa thuộc loại cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh và năng suất cao (bình quân trên thế giới năng suất đạt 40-50 tấn/ha). So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn. Sản phẩm được thị trường quốc tế ưa chuộng, dễ tiêu thụ. Do vậy, diện tích trồng dứa trên thế giới ngày càng được mở rộng.

Cây dứa nhạy cảm với điểu kiện nhiệt độ, có thể sinh trưởng phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 15°C đến 40°C và thích hợp nhất từ 28°C đến 32°C. Cây không có khả năng chịu úng, nhưng cũng cần đất đủ ẩm; Khu vực lượng mưa bình quân năm từ 1000-1200mm là trồng được, tốt nhất là lượng mưa được phân bố đều ở các tháng trong năm. Mặc dù bộ rễ cây dứa phát triển yếu, nhưng nhớ cấu trúc và cách sắp xếp của bộ lá mà ; cây dứa có khả năng chịu được khô hạn khá cao. Chính vì vậy, trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khô cây dứa vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển.

Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ  4,5-5,5), cây không đòi hỏi nhiều về mặt hóa tính của đẩt. Đất nghèo dinh dưỡng được chăm sóc tốt dứa vẫn cho năng suất. Là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, phần lớn là diện tích đất đồi núi, vùng trung du và vùng núi nước ta có khả năng phát triển dứa trên diện tích lớn. C& #361;ng là do việc chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Do vậy, cây dứa có thể được xem là cây trồng làm giàu trong điều kiện áp lực lao động thời vụ cao và còn hạn chế về cơ giới hóa nông nghiệp trong vùng.

- Đối với các vùng đất bằng phẳng độ dốc < 5°, tiến hành làm đất toàn diện, cày sâu 25 - 30 cm, bừa nhiều lần đảm bảo đất nhỏ và tơi xốp; Các vùng đất tương đối dốc có thể cày bừa hoặc làm đất cục bộ, chỉ tiến hành trên các hàng, luống dự định trồng. 

- Thời gian tiến hành làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành trước lúc trồng một thời gian (20-30 ngày) để đất không bị khô, tránh bị xói mòn khi mưa lớn và thuận tiện cho thao tác trồng, giúp cây con sớm hồi phục.

- Vùng đất mới khai hoang, nên tiến hành cày vỡ vào cuối mùa thu hoặc trong mùa đông, kết hợp vệ sinh đồng ruộng, diệt mầm cỏ dại để đến năm sau cày bừa lại và tiến hành trồng. 

- Đối với những vườn dứa trồng lại chu kỳ hai: Nơi có điều kiện có thể sử dụng máy phay băm thân lá kết hợp rải 750 - 1000 kg chất điều hòa pH đất Tiến Nông/ha, tiến hành cày lấp thân dứa cho hoai mục. Nơi không có điều kiện sử dụng máy phay, dùng cuốc răng cào thân lá phơi khô tại ruộng, tập trung thành đống to rồi tiến hành đốt, rải đều tro lên mặt ruộng.

Để tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế bệnh thối nõn gây hại dứa, tiến hành lên luống khi trồng.

- Chiều cao luống: 20-25cm,

- Bề rộng mặt luống (tùy thuộc quy cách trồng) và được tính như sau:

          R = 40 x (N-1) + 2 x 20cm

          R: Bề rộng mặt luống tính bằng cm;

          N: là số hàng dự định trồng trên một luống

- Khoảng cách giữa các luống: Để thuận tiện cho khâu chăm sóc khoảng cách giữa hai mép luống nên để 30 cm, như vậy khoảng cách giữa các hàng rìa ngoài mép luống sẽ là 70 cm (đảm bảo cho đi lại dễ dàng).

Ví dụ: Nếu luống trồng 4 hàng thì bề rộng mặt luống sẽ là: 40 x (4-1) + 2 x 20 = 160cm. Và bề rộng đáy luống sẽ là 160 + 30 cm =190cm.

Sơ đồ thiết kế mặt luống

 Có ba nhóm dứa được trồng phổ biến ngày này

- Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu)

- Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha)

- Nhóm dứa Cayenne

Đặc điểm chung: Giống có khả năng cho năng suất cao, quả to, chịu được phân bón, có khả năng trồng dày. Giống ít bị sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu hạn cao.

 

Phẩm chất quả tốt đạt được yêu cầu của nhà máy và quy cách chế biến, quả đều, dạng hình trụ (phù hợp với việc cắt gọt quả bằng máy nhanh chóng và tiện lợi). Trọng lượng quả bình quân lớn, quả có mắt nông, lõi quả nhỏ, thịt quả mịn và chặt.

Chồi giống chọn phải đạt 3 loại chuẩn sau

 Số lá từ 14-15 lá; trọng lượng chồi 250-300g

 Số lá từ 12-13 lá; trọng lượng chồi 200-250g

 Số lá từ 10-11 lá; trọng lượng chồi 170-200g

Chồi không được dập nát và phải được lấy từ vườn cây đảm bảo sạch bệnh, độ đồng đều cao (95% trở lên).

Tùy theo thời vụ trồng mà lựa chọn tiêu chuẩn của chồi cho thích hợp:

- Vụ xuân tháng 1,2,3,4: Có thể trồng được cả 3 loại chồi

- Vụ hè tháng 5,6: Chỉ nên trồng chồi loại 1 (chồi già, to, khoẻ)

- Vụ thu tháng 7, 8, 9: Nên trồng chồi non (chồi loại 3)

- Vụ đông tháng 10,11,12: Nếu có điều kiện chăm sóc (tưới nước), nên trồng chồi loại 2 và loại 3. Nếu trồng chồi già phải hãm sinh trưởng để hạn chế ra hoa.

- Sau khi thu hoạch chồi: Phân loại chồi để đảm bảo độ đồng đều và bó lại thành từng bó nhỏ khoảng 20-30 chồi/1bó. Phơi ngược gốc chồi trong 1-2 tuần ngoài nắng để lành vết thương ở gốc chồi.

- Chồi trước khi trồng cần xử lý để trừ các mầm bệnh bằng các loại thuốc như: Aliette 80WP hoặc Mexyl MZ 72WP… để phòng bệnh thối nõn, thối thân, thối rễ, nồng độ pha như  hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, hoặc có thể dùng dung dịch Boocđo nồng độ 1-2% để xử lý.

- Cách xử lý: Nhúng ngập gốc chồi vào dung dịch các loại thuốc đã pha trên trong thời gian 2-3 phút hoặc phun ướt đẫm lên gốc của bó chồi.

Đối với những chồi dài trên 40cm, chồi trồng mùa khô từ T11 trở đi nên cắt bớt ¼ ngọn lá.

Mật độ trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, ở Việt Nam mật độ trồng thích hợp là từ 45.000-55.000 cây/ha, tùy vào số hàng trên luống (2-4 hàng/luống). Do vậy, để đảm bảo mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây trong hàng chỉ để từ 30-40cm (30cm nếu trồng 2 hàng một luống và 40cm nếu trồng 3-4 hàng một luống), hàng cách hàng 40cm và khoảng cách giữa các mép luống là 30 cm.

Qua tài liệu về trồng dứa ở các nước tiên tiến như Hawai, thấy vai trò phân bón rất quan trọng đến năng suất và phẩm chất của dứa. Thực tế trồng dứa ở ta cũng thấy rõ điều đó. Những vùng trồng dứa lâu năm ở nước ta không bón phân chăm sóc quả dứa rất nhỏ và phẩm chất rất kém. Tuy nhiên, cũng có một số vùng dứa trồng dưới tán rừng (rừng lim, rừng tràm …) không bón phân nhiều năm dứa vẫn cho năng suất tốt nhờ lượng hữu cơ từ lá rừng rụng xuốn g hình thành nên tầng mùn dày tạo điểu kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của vi sinh vật và động vật đất làm tăng quá trình khoáng hóa đất, tăng lý tính cũng như hóa tính đất giúp bộ rễ dứa phát triển và hấp thu tốt dinh dưỡng. Do vậy, rất cần đất có hàm lượng chất hữu cơ và mùn đất tốt để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dứa.

Các nước trồng dứa có năng suất cao đều đầu tư phân bón cho dứa một cách thỏa đáng (khoảng 20-25% giá thành). Người ta đã tính toán rằng cứ bón 2-3 tấn phân khoáng (tùy thành phần và tỷ lệ NPK) sẽ cho 50 tấn dứa và  sau đó cứ bón thêm một tấn phân khoáng sẽ cho thêm khoảng 10-15 tấn dứa và số lượng phân khoáng tối đa cho mỗi ha trồng dứa là 7 tấn phân khoáng.

Căn cứ theo đặc điểm khí hậu, thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng các vùng trồng dứa Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiên Nông giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng cây trồng Tiên Nông chuyên dùng “NPKCây dứa” và khuyến cáo giải pháp đồng bộ dinh dưỡng cho canh tác và chăm sóc cây dứa nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Cải tạo đất bằng “Chất điều hòa pH đất”, Tăng cường chất hữu cơ và mùn đất bằng “Dinh dưỡng cây trồng Tiê ;n Nông Hữu cơ khoáng Vinagreen” và cung cấp dinh dưỡng cho cây dứa bằng sản phẩm NPK Cây dứa “Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng Cây dứa”.

+ Chất điều hòa pH đất: 500-1000kg/ha. Rải đều lên mặt ruộng sau khi phay nhỏ lá dứa hoặc lên mặt luống trước khi bổ hốc, rạch hàng trồng.  

+ Phân chuồng hoai mục 15 - 20 tấn/ha hoặc dinh dưỡng Tiên Nông hữu cơ khoáng Vinagreen 1000-1200 kg/ha (Nên bón vào hốc hoặc rãnh trồng).

+ Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng NPK Cây dứa 800 – 1000 kg/ha. Đảo đều với đất trong hốc hoặc rãnh trồng.

Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng NPK Cây dứa, lượng bón cho mỗi ha từ 1800 – 2200 kg (chia hai lần).

+ Bón lần 1 (khi cây có 4-5 lá mới): Lượng bón 800 – 1000 kg/ha.

+ Bón lần 2 (khi cây đạt 13-14 lá thật, hoặc trước xử lý hoa 25-35 ngày): Lượng bón 1000 – 1200 kg/ha.

- Cách bón: Bón theo hốc hoặc rạch hàng giữa hai hàng dứa (vì bộ rễ cây dứa phát triển chủ yếu tầng đất mặt, nên chỉ rạch hàng sâu khoảng 8-12cm), rải đều phân và dùng cuốc lấp kín.

Thời điểm bón thúc lân 1

Thời điểm bón thúc lân 2

Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn và các vùng đất dốc nhưng vẫn rất cần nước để sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Vì vậy, cũng cần tưới nước cho cây khi đổ ẩm đất dưới 40-50% trong nhiều ngày.

Phủ đất ruộng dứa cũng là biện pháp được quan tâm, để giữ ẩm cho đất trong mùa khô mà còn chống úng và chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại, giúp tăng năng suất dứa. Dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa 2 hàng dứa, hoặc có điều kiện dùng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc cỏ khô để phủ lên còn có thể cung cấp thêm mùn cho đất.

Đối với cây dứa, tỉa chồi là biện pháp cần thiết, nhất là với các giống nhóm Queen và Spanish là giống thường ra nhiều chồi, tranh chấp dinh dưỡng của quả. Chồi cần tỉa bỏ trước hết là chồi ngọn và chồi cuống vì những chồi này không dùng làm giống.

Thời điểm tỉa chồi: Khi hoa dứa đã tàn 10-15 ngày, chồi ngọn đã cao 4- 6 cm là lúc bắt đầu tỉa chổi, chổi dứa đem về lại là một món rau ăn rất tốt, có thể xào, luộc, muối dưa đều rất ngon và hợp khẩu vị. Quả dứa được đánh bỏ chồi ngọn phát triển cân đối, quả to, nặng cân, hình dáng quả đẹp, lõi bé, phẩm chất cao (nên tỉa chổi vào những ngày nắng ráo để vết thương mau lành, tránh các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập làm thối quả).

Thường cây dứa có thời vụ chín rất tập trung gây khó khăn cho thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Vì vậy, ở những cơ sở sản xuất diện tích lớn, cần phải rải vụ theo cách:

+ Trồng nhiều giống dứa khác nhau theo từng lô riêng để kéo dài thời gian thu hoạch.   Miền Bắc, nhóm dứa Queen chín vào tháng 5-6, nhóm Spanish chín vào tháng 6-7 còn nhóm Cayen chín vào tháng 7-8. Nếu trồng cả 3 nhóm giống thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8.

+ Trồng nhiều loại chồi có kích thước, trọng lượng khác nhau vào các thời vụ và từng lô khác nhau cũng cho thời gian ra hoa và thu hoạch khác nhau.

+ Xử lý cho cây ra hoa theo thời gian dự kiến là biện pháp rải vụ thu hoạch rất có hiệu quả.

Cây dứa đủ tiêu chuẩn xử lý ra hoa

Thời điểm xử lý: Trung bình thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch là 4-5 tháng tùy thời vụ và điều kiện chăm sóc. Do vậy, cần xử lý ra hoa trước thời gian dự kiến thu hoạch 5-6 tháng (tương đương với cây có số lá 18 – 20 lá thật).

Hóa chất xử lý: Dùng dung dịch Ethrel, pha 40 - 60ml/bình 10lít phun vào nõn dứa với lượng 30 - 40ml/cây. Có thể dùng đất đèn, sử dụng 4-6g đất đèn pha trong một lít nước xử lý cho 20 cây (mỗi cây 50 ml dung dịch), xử lý 2 lần cách nhau một ngày, xứ lý vào 4 giờ chiều đến 8 giờ sáng hôm sau (làm qua đêm).

Chú ý: Tránh xử lý vào thời điểm nắng gắt hay rét đậm kéo dài, nếu xử lý xong trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ gặp trời mưa phải xử lý lại, Nếu họng dứa chứa nước mưa tăng lượng thuốc pha xử lý lên 10-15%.

Là một cây ít bị sâu bệnh phá hại so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy vậy, người ta cũng thấy cây dứa thường bị hại bởi rệp xáp, bệnh héo khô đầu lá (virus) và bệnh thối nõn. Đặt biệt, rệp sáp và bệnh héo khô đầu lá thường xuất hiện cùng lúc và có quan hệ mật thiết với nhau.

Cho đến nay bệnh héo khô vẫn là mối lo lớn nhất đối với người trồng dứa. Vết bệnh thường xuất hiện ở đầu các lá già, với những vệt màu đồng, toàn lá chuyển màu đỏ nhạt sau đó sang đỏ đậm, bìa lá uốn cong về phía trên đầu là khô dần và toàn lá bị héo khô. Bệnh còn gây hại ở bộ rễ, ban đầu các rễ non bị thối sau đó toàn bộ hệ thống rễ bị hư làm ngừng quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước của cây. Bệnh do Virus gây nên và lan ch uyền qua chồi giống hoặc thông qua rệp xáp chích hút nhựa cây (thời gian ủ bệnh từ 3-8 tháng). Khi cây đã nhiễm bệnh thì không có thuốc trị.

Cách phòng trừ: Luân canh định kỳ với cây trồng khác, chồi giống phải được lấy ở vườn không bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch quả (không để nơi cho rệp ẩn nấp), làm đất kỹ và phơi ải 20-30 ngày, xử lý chồi giống và chăm sóc bón phân cân đối. Vì có mối quan hệ mật thiết giữa bệnh héo khô và rệp xáp do vậy diệt rệp xáp cũng chính là động tác ngăn ngừa bệnh khô đầu lá dứa hiệu quả.

+ Xử lý chồi giống (diệt rệp xáp): dùng 12,5 ml  Bavistin 50FL + 40 ml Oncol 20EC pha trong 10 lít nước, nhúng gốc chồi giống 3-5 phút trong dung dịch thuốc trước khi trồng.

+ Phòng trừ rệp sáp, sử dụng thuốc nội hấp lưu dẫn Goldra để phun, phun định kỳ 15- 20 ngày/1lần (phun 2-3lần). Hoặc các loại thuốc như: Oncol 20EC; Nurelle D 25/2.5EC; Mospilan 3EC; Cori 23EC … sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Bệnh héo khô đầu lá

Là một trong các bệnh gây hại đáng kể trên cây dứa: Vết bệnh thường ở phần gốc lá non, đỉnh sinh trưởng của cây bị thối, toàn bộ thân cây và gốc lá có màu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt rồi nâu đen, giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu nâu nổi rõ. Lá chuyển từ màu xanh sang vàng rồi đỏ, chóp lá khô xám, tóp lại, cuộn xuống phía dưới, mép lá hơi cuộn vào bên trong, cây lùn xuống và chết dần, có thể dễ dàng rút c&# 225;c lá ngọn khỏi thân. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gẫy gục.

Bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora (nicotianae và cinamomi) gây nên. Bệnh phát sinh và gây hại quanh năm, tuy nhiên phát triển mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, ít mưa và đặc biệt là có nhiều sương), bệnh gây hại nặng vào giai đoạn dứa mới trồng từ 2-5 tháng.

Những khu ruộng trũng hoặc hợp thủy dưới chân đồi, những vườn dứa bón phân không cân đối (đặc biệt là bón quá nhiều đạm) rất dễ bị nhiễm bệnh.

 

Cách phòng trừ: Cần chọn chồi giống khỏe mạnh từ ruộng sạch bệnh, trước khi trồng lại dứa, đất cần được cải tạo, luân canh với các cây trồng khác (đặc biệt là với một số cây họ đậu sẽ có tác dụng cách ly và hạn chế nguồn bệnh tồn lưu trong tàn dư cây dứa và trong đất).

+ Xử lý chồi giống:  Chồi giống trước khi đem trồng cần cần được xử lý bằng cách nhúng gốc chồi vào dung dịch thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,2% và Phosacide 200 nồng độ 4% hay Agri-fos 400 nồng độ 1% trong 5 phút.

+ Phun phòng trong thời gian sinh trưởng: Sử dụng các loại thuốc Aliette 80WP, Mexyl  MZ 72WP và Ridomyl MZ 75WP… phun với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì nhà sản xuất, phun 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 15-20ngày (Phun từ tháng 12 trở đi). Những cây đã bị bệnh phải nhổ bỏ đem tiêu huỷ và rải vôi bột vào vị trí đã nhổ cây để hạn chế bệnh lây lan.

+ Bón phân: Bón phân chuyên dùng để đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khỏe và tăng khả năng kháng bệnh cho cây (bón theo quy trình hướng dẫn trên bao bì nhà sản xuất).

- Dựa vào màu sắc, hình thái quả: Khi mới hình thành quả có màu đỏ rồi đến màu xanh, xanh đậm, xanh nhạt rồi đến màu vàng hoe và khi chín hoàn toàn quả có màu vàng đỏ. Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và bắt đầu có một vài mắt ở gần cuống quả có màu vàng hoe.

- Dựa vào hình thái quả: Lúa già mắt quả bắt đầu căng ra, người ta gọi là thời kỳ “mở mắt”,  thường quá trình này tuần tự từ dưới lên trên. Khi mở mắt hết là lúc quả đã già, thu hoạch vào lúc này bảo đảm phẩm chất tốt. 

Hình ảnh quả dứa khi chín

Th.S Nguyễn Quốc Hải

 

Mọi nhu cầu tư vấn xin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu phát triển KH&CN Tiến Nông

Địa chỉ: Km 312 Quốc lộ 1A - Hoằng Quý - Hoằng Hoá - Thanh Hoá

Điện thoại: 0373.936.666

Next Post Previous Post